Khi bị mất răng, việc tìm phương pháp khắc phục càng sớm càng nâng cao hiệu quả điều trị. Hiện nay, có 2 giải pháp được áp dụng để cải thiện trường hợp mất răng chính là cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Tuy nhiên, mỗi phương pháp tất nhiên sẽ có những đặc điểm riêng, điều này khiến nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết nên lựa chọn thế nào là tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ phân tích những ưu nhược điểm của từng phương pháp để bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng nhé!
1. Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng là phương pháp dùng để thay thế một hoặc vài răng bị mất nhờ bắc cầu với 2 răng còn lại hai bên vị trí răng bị mất. Điều đó đồng nghĩa với việc các răng kế cận răng mất phải đủ chắc khỏe để làm trụ cầu. Trong một số trường hợp, cần nhiều hơn 2 trụ để đảm bảo sự vững chắc khi dùng răng sứ thay thế những răng đã mất. Chính vì thế, răng số 7 thường sẽ không làm được cầu răng sứ vì răng số 8 không đáp ứng được điều kiện đó.
2. Cấy ghép Implant là gì?
Trồng răng Implant là quá trình đặt trụ Implant bằng Titanium vào trong xương hàm để thay thế chân răng đã bị mất. Một thời gian sau khi trụ Titanium tích hợp vào xương thì bạn sẽ được bác sĩ sẽ đặt mão răng sứ lên trên. Công nghệ trồng răng Implant vừa hạn chế hiệu quả quá trình tiêu xương hàm vừa đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ như răng thật. Cấy ghép Implant có thể thực hiện trong hầu hết các trường hợp và có tỷ lệ thành công hầu như tuyệt đối.
Implant có cấu tạo gồm 3 phần:
- Trụ Implant bằng Titanium có chức năng tương đương như chân răng thật, được bác sĩ đặt vào xương hàm ở vị trí mất răng.
- Mão răng sứ: có hình dáng và chức năng như thân răng thật.
- Khớp nối Abutment: kết nối răng sứ với trụ Titanium.
3. So sánh cầu răng sứ và cấy ghép Implant
Cầu răng sứ và cấy ghép Implant đều có những ưu nhược điểm riêng. Bạn có thể so sánh chúng thông qua những thông tin sau:
Cầu răng sứ | Cấy ghép Implant | |
Ưu điểm | Tính thẩm mỹ cao, răng có hình dáng, kích thước, màu sắc hài hòa với các răng còn lại
Tuổi thọ cầu răng cao từ 5-15 năm và có thể lâu hơn nếu được chăm sóc răng tại nhà tốt nhất. Giúp chỉnh sửa và tái phân chia lực cắn bình thường trở lại, đến các vùng vị tổn thương do mất răng. Điều chỉnh sự lệch và dịch chuyển của răng lân cận Thời gian thực hiện ngắn, có thể hoàn thành sau 2-3 cuộc hẹn Chi phí thực hiện thấp hơn Có thể phù hợp với trường hợp mất răng trước hoặc răng hàm. |
Có tính thẩm mỹ cao, răng trồng có hình dáng và kích thước hài hòa với răng thật.
Độ bền chắc cao, chịu lực tốt, cảm nhận ăn nhai như răng thật. Tuổi thọ có thể lên đến 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt. Không cần phải mài cùi răng, không gây ê buốt cũng như bảo tồn được các răng thật Phù hợp với hầu hết các trường hợp mất răng hoặc thiếu một hay nhiều răng, có thể trồng ở mọi vị trí răng trước lẫn răng hàm, và toàn hàm Ngăn chặn được quá trình tiêu xương diễn ra do mất răng lâu dài. |
Nhược điểm | Bệnh nhân cần phải được tiến hành mài răng 2 bên nhằm gắn cầu răng sứ và điều này có thể khiến cho các răng này không còn được bảo tồn nguyên vẹn.
Sau một thời gian thì bệnh nhân có thể sẽ gặp phải tình trạng tiêu xương, lệch khớp cắn, xô lệch vị trí các răng còn lại, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, đẩy nhanh quá trình lão hóa. |
Chi phí cao. Tuy nhiên, với những ưu điểm của răng Implant mang đến thì lại vô cùng hợp lý với mức chi phí đó.
Bệnh nhân cần có đủ sức khỏe tổng quát để thực hiện phẫu thuật. |
4. Đối tượng nào phù hợp làm cầu răng
Để tiến hành trồng răng bằng phương pháp cầu răng sứ thì người bệnh bắt buộc phải thực hiện mài 2 răng thật nằm liền kề chiếc răng bị mất để xây dựng trụ cầu. Cho nên, trước khi thực hiện phải xét nhiều yếu tố để xem bệnh nhân có thích hợp để làm cầu răng sứ hay không.
- Người mất một hay nhiều răng nhưng không muốn sử dụng hàm giả tháo lắp hay trồng răng Implant.
- Bệnh nhân nôn nóng muốn có răng mới để ăn nhai trong thời gian ngắn.
- Các răng bên cạnh răng đã mất phải còn chắc khỏe đủ điều kiện làm trụ cầu cho mão răng sứ bên trên. Không thể áp dụng cho bệnh nhân bị mất răng số 7 vì chiếc răng số 8 không bảo đảm được yêu cầu trở thành 1 cầu răng trụ.
- Xương hàm vùng cần cấy ghép không bị tiêu hõm, các răng vẫn còn nằm đúng vị trí, không bị xô lệch.
- Cầu răng được áp dụng cho những bệnh nhân ở tuổi trưởng thành với các răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh.
5. Đối tượng nào phù hợp cấy ghép Implant
Đối với trường hợp tiến hành trồng răng Implant thì các bác sĩ sẽ sử dụng trụ Titanium nhằm cắm trực tiếp vào vị trí của răng bị mất để thay thế. Để thực hiện được phương pháp này, các bệnh nhân cần đáp ứng được đầy đủ tất cả các tiêu chí sau mới có thể đảm bảo trồng răng Implant thành công:
- Bệnh nhân đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt, khung xương hàm chắc chắn, đủ khả năng cấy ghép trụ implant. Thông thường, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ không phù hợp để cấy ghép bởi trẻ nhỏ khuôn hàm chưa phát triển hoàn thiện, còn phụ nữ mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Bệnh nhân có sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ung thư,…
- Bệnh nhân không trong thời kỳ sức khỏe đặc biệt như mới phẫu thuật xong, mới ốm dậy,…
6. Bị mất răng nên làm cầu răng sứ hay Implant
Đây đều là 2 phương pháp làm răng giả cố định được nhiều khách hàng lựa chọn trong quá trình điều trị mất răng. Nếu lựa chọn cầu răng sứ, bạn cần cân nhắc các hệ quả mất răng gây ra như: tiêu xương hàm, tụt nướu, lão hóa mặt… Quá trình làm cầu răng sứ cũng gây ê buốt vì phải mài cùi 2 răng bên cạnh vị trí mất răng để làm cùi trụ, khiến bạn có nguy cơ bị mất thêm răng thật. Hơn nửa, cầu sứ chỉ phù hợp điều trị mất một răng, một vài răng chứ không thể điều trị mất răng nguyên răng hàm hoặc mất răng số 7.
Với cấy ghép Implant sẽ mang lại độ thẩm mỹ và khả năng ăn nhai y như răng thật. So với cầu răng sứ thì Implant có ưu điểm vượt trội hơn như: tuổi thọ răng kéo dài hơn 20 năm hoặc lâu hơn, ngăn ngừa hoàn hảo các hệ quả do mất răng gây ra.
Cấy ghép Implant chỉ tác động lên vị trí mất răng, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các răng kế cận, tránh nguy cơ mất thêm răng. Implant phù hợp điều trị cho những trường hợp mất răng như mất 1 răng, mất vài răng hoặc mất răng toàn hàm.
Cả 2 phương pháp đều mang lại độ thẩm mỹ cao, khả năng ăn nhai tốt nhưng Implant lại có độ bền cao hơn, chi phí tiết kiệm hơn, đồng thời không gây ảnh hưởng đến những răng thật kế cận, khắc phục tốt nhất những hệ quả do mất răng gây ra. Vì thế, cấy ghép Implant trở thành phương pháp trồng răng giả tối ưu trong việc điều trị mất răng hiện nay.
Vừa rồi là những thông tin phân tích giữa 2 phương pháp làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng. Cho nên, tùy vào tình trạng của mỗi người sẽ được phương pháp phù hợp. Do đó, để biết được đáp đáp án bị mất răng nên cầu răng hay cấy ghép Implant, bạn cần đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và kiểm tra, từ đó tư vấn phương án phù hợp với tình trạng răng miệng của mình nhé!
>>> Trong một số ca cấy ghép Implant, có một số trường hợp cần phải ghép xương. Vậy ghép xương để làm gì? Khi nào cần ghép xương? Bạn có thể tham khảo thêm thông tin với bài viết Ghép xương Implant là gì? Khi nào cần ghép xương?