Mỗi cái răng dù ở vị trí nào cũng có tác dụng riêng của nó, không có vai trò thẩm mỹ thì cũng có công dụng cắn xé và nghiền nát thức ăn (trừ răng khôn). Việc thiếu mất 1 răng sẽ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc khuôn hàm. Trong số các giải pháp giúp khắc phục tình trạng răng mất, niềng răng đang được nhiều người quan tâm hơn cả. Vậy mất răng có niềng răng được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
1. Cấu trúc của hàm răng như thế nào?
Hàm răng của một người trưởng thành tổng cộng có 32 cái răng, chia đều cho 2 hàm trên và dưới (mỗi hàm 16 cái). Các răng ở mỗi hàm sẽ được chia thành 4 nhóm răng chính gồm răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn. Mỗi nhóm có vị trí và vai trò nhất định trên cung hàm.
Nhóm răng cửa sẽ gồm 8 cái (răng số 1 và số 2) với 4 cái nằm ở hàm trên và 4 cái nằm ở hàm dưới. Vai trò của nhóm răng cửa vừa là thẩm mỹ vừa cắn và xé nhỏ thức ăn.
Nhóm răng nanh có 4 cái (răng số 3) với 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới. Chức năng chính của răng nanh là kẹp và xé thức ăn.
Nhóm răng hàm nhỏ (răng tiền hàm) bao gồm 8 cái (răng số 4 và số 5) với 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới, dùng để xé và nghiền nát thức ăn.
Nhóm răng hàm lớn (răng cối) có đến 12 cái răng gồm răng số 6, 7 và 8, trong đó răng số 8 hay còn gọi là răng khôn. Nhóm răng cối sẽ gồm có 6 răng hàm trên và 6 răng hàm dưới với nhiệm vụ chính là nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
2. Người bị mất răng có niềng được không?
Nhiều người bị mất răng thường băn khoăn răng liệu mất răng có niềng răng được không hoặc mất răng lâu năm có niềng được không? Câu trả lời là có thể thực hiện niềng răng được. Thậm chí, trong một số trường hợp, việc mất răng còn có thể tạo điều kiện cho răng dịch chuyển thuận lợi về vị trí đúng như mong muốn, rút ngắn thời gian chỉnh nha và đạt hiệu quả cao.
Người bị mất răng có thể áp dụng các giải pháp niềng răng sau:
2.1. Niềng răng mắc cài
Là phương pháp sử dụng hệ thống các khí cụ như mắc cài, dây cung, dây thun… để tạo lực kéo các răng lại với nhau, lấp đầy khoảng trống mất răng nhằm giúp các răng không bị xô lệch về vị trí trống, gây nhiều tác hại tiêu cực cho cả hàm.
Niềng răng mắc cài có nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu và tài chính của mỗi người. Bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại thường hoặc tự động, mắc cài sứ thường hoặc tự động.
2.2. Niềng răng trong suốt (niềng răng không mắc cài)
Là hình thức niềng răng sử dụng một chuỗi các khay niềng trong suốt, được chế tác dựa trên cấu trúc răng của từng người để đẩy răng về đúng vị trí trên cung hàm. Giải pháp này đang được nhiều người lựa chọn nhờ khả năng thẩm mỹ cao và tính tháo lắp linh hoạt.
Cả hai giải pháp niềng răng bằng mắc cài hoặc không mắc cài đều hoạt động dựa trên nguyên tắc tạo lực kéo/ đẩy để các răng lại gần nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng trống mất răng quá lớn kèm theo răng bị hô móm, lệch lạc thì việc đeo khí cụ niềng răng sẽ có mục đích duy trì khoảng trống cho quá trình phục hồi răng. Sau khi niềng chỉnh ổn định hàm răng, bác sĩ sẽ tiến hành phục hình răng bị mất bằng giải pháp trồng răng Implant. Vậy nên, khi bị mất răng cần thực hiện niềng răng để vừa lấp khoảng trống vừa khắc phục khuyết điểm răng thì bạn nên niềng răng trước rồi mới tiến hành cấy Implant để hoàn thiện cấu trúc và chức năng ăn nhai của răng.
3. Niềng răng có thể kéo răng thay thế răng mất được không?
Khi mất răng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên thực hiện niềng răng chỉnh nha để bảo tồn tối đa răng thật của mình. Trừ trường hợp không thể kéo răng thật để lấp đầy vị trí mất răng thì bác sĩ mới tư vấn đến giải pháp cầu răng sứ hoặc cắm Implant.
Mất răng lâu năm có niềng được không? sẽ được bác sĩ chỉnh nha thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Kéo răng số 8 thay thế răng số 7 bị mất
Nếu bạn bị mất răng số 7 và răng số 8 kế bên mọc nguyên vẹn, thẳng hàng, kích thước và chân răng không dị dạng cũng như không mắc bệnh răng miệng thì bạn có thể tiến hành niềng răng để kéo răng số 8 thay vào vị trí răng đã mất.
Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật tương đối khó, đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm để có thể dự đoán đúng sự dịch chuyển của răng, mang đến kết quả tốt nhất cho khách hàng.
Trường hợp 2: Niềng răng đóng kín khoảng trống khi mất răng số 6
Trường hợp mất răng số 6 kèm một trong các sai lệch răng ở nhóm răng cửa như chen chúc, hô móm… thì khoảng mất răng 6 có thể được tận dụng để sắp xếp lại nhóm răng cửa trước hoặc kéo nhóm răng cửa trước lùi về phía sau để giảm hô.
Với trường hợp, cung hàm đều đặn, đã mọc răng số 8 và chiếc răng này mọc hoàn toàn bình thường như những răng khác, bác sĩ có thể kéo cụm răng số 7, số 8 ra trước để đóng kín khoảng trống mất răng 6, giúp bạn có một hàm răng đều đẹp, khỏe mạnh mà không cần sử dụng răng giả.
Trường hợp 3: Niềng răng kéo nhóm răng trước để thay thế răng 4 hoặc răng 5 bị mất
Nếu bạn bị mất răng số 4 hoặc số 5 kèm theo tình trạng hô hoặc chen chúc nhóm răng trước thì bác sĩ sẽ tận dụng khoảng trống này để dàn đều, sắp xếp và kéo nhóm răng trước lùi về sau để giảm hô.
Nhìn chung, tùy tình trạng mất răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau. Điều quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý chính là nên lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chỉnh nha tay nghề cao để đảm bảo kết quả tốt nhất cho bạn.
4. Quy trình niềng răng cho người bị mất răng
Quy trình niềng răng cho người bị mất răng tại nha khoa Westway gồm những bước sau:
Bước 1: Thăm khám & tư vấn
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát cho bệnh nhân. Sau đó, chụp CT Conebeam để kiểm tra tình trạng xương hàm.
Thông qua kết quả thăm khám và chụp CT, bác sĩ sẽ lên kế hoạch niềng răng và tư vấn loại hình chỉnh nha phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và lấy dấu hàm
Trước khi lắp các khí cụ, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cho bệnh nhân nhằm làm sạch môi trường khoang miệng, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra an toàn.
Tiếp đó, lấy dấu hàm để lưu lại thông số răng hàm của bệnh nhân bằng dụng cụ chuyên dụng của nha khoa để tiện cho việc theo dõi quá trình điều trị cũng như làm cơ sở để đánh giá hiệu quả chỉnh nha.
Bước 3: Gắn mắc cài/ lắp khay niềng
Dựa vào phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các khí cụ chỉnh nha vào răng và bạn đã bắt đầu bước vào thời kỳ niềng răng.
Trong trường hợp niềng khay, bác sĩ sẽ gửi một phần hoặc toàn bộ khay niềng. Đồng thời hướng dẫn cách tháo/ lắp khay, cách vệ sinh và dặn dò thời gian đeo khay.
Bước 4: Đặt lịch tái khám
Sau khi lắp các khí cụ lên răng, bác sĩ sẽ dặn dò lịch tái khám. Cứ mỗi 1 tháng (với niềng mắc cài) hoặc 2 – 3 tháng (với niềng khay), bạn sẽ phải quay lại nha khoa để bác sĩ kiểm tra độ dịch chuyển của răng cũng như có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo đúng thời hạn như đã đề ra.
Bước 5: Kết thúc niềng răng và đeo hàm duy trì
Thông thường, thời gian niềng răng cho răng mất sẽ trong khoảng 12 – 36 tháng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng mất răng của bệnh nhân, khí cụ niềng răng…
Sau khi trải qua quãng thời gian niềng răng, bác sĩ sẽ tháo khí cụ, kết thúc quá trình đeo niềng cho bạn. Đồng thời cũng sẽ tiến hành làm hàm duy trì để giữ lại kết quả cho bạn. Hàm duy trì có thể là cố định hoặc tháo lắp tùy theo yêu cầu của bệnh nhân.
Phần lớn những ca niềng răng đều phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng di chuyển về đúng vị trí và chuẩn khớp cắn. Vậy nên, trong một số trường hợp, việc mất răng có thể sẽ giúp quá trình niềng răng được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, để biết chính xác tình trạng mất răng của mình có niềng được không, bạn nên đến nha khoa uy tín, chuyên sâu về niềng răng để bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp cho bạn.
>>> Đọc thêm bài viết khác Mất răng hàm lâu năm có ảnh hưởng gì không?